Đau nhức răng sau khi làm cầu răng sứ, khắc phục thế nào?

Làm cầu răng sứ là một trong những giải pháp phục hình răng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân bị đau răng sau khoảng thời gian dùng cầu răng sứ. Nguyên nhân nào gây tình trạng đau răng giả? Có cách nào khắc phục không?

Sau khi mất răng, bệnh nhân cần tìm giải pháp phục hình răng đã mất kịp thời để tránh tình trạng tiêu xương ổ răng, gây xô lệch răng và nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng khác. Làm cầu răng sứ là một trong những giải pháp phục hình răng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, có không ít bệnh nhân bị đau răng sau khoảng thời gian dùng cầu răng sứ. Nguyên nhân nào gây tình trạng đau răng giả? Có cách nào khắc phục không?

++ Câu hỏi thường gặp: nhổ răng bao lâu thì trồng implant?

Nguyên nhân gây đau răng sau khi làm cầu răng sứ

Một số nguyên nhân sau có thể khiến bệnh nhân đau nhức răng sau khi làm cầu răng sứ:

Bệnh lý răng miệng chưa điều trị dứt điểm trước khi trồng răng giả

Trước khi phục hình răng đã mất, bệnh nhân cần chữa trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng để đảm bảo an toàn sau khi phục hình răng, hạn chế tối đa biến chứng và tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc đau răng.

Một số bệnh lý răng miệng gây ảnh hưởng đến tuổi thọ răng giả nếu không được điều trị dứt điểm bao gồm:

+ Viêm tủy răng: Khi tủy răng bị hoại tử và không được loại bỏ sạch sẽ trước khi trồng răng giả thì sẽ tăng nguy cơ trở nặng, gây kích ứng dây thần kinh và đau nhức kéo dài.

+ Sâu răng: Nếu vết sâu răng không được làm sạch thì sau khi bọc răng sứ, vi khuẩn sẽ có điều kiện phát triển nhanh hơn, phá hủy cấu trúc răng thật, gây đau nhức.

 

+ Viêm nha chu: Cần làm sạch vùng viêm nha chu hoặc áp xe răng trước khi làm cầu răng sứ để tránh gây viêm nhiễm nặng hơn.

Sức khỏe răng miệng kém

Cầu răng sứ sẽ không phục hình chân răng, thay vào đó, Bác sĩ sẽ mài hai răng thật kế cận răng đã mất để nâng đỡ dãy cầu răng và chịu lực nhai. Do đó, bệnh nhân cần có sức khỏe răng miệng tốt để chịu lực đè nén khi nhai. Nếu hai răng được mài làm trụ có lực nhai kém thì sẽ gây ra tình trạng đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân.

Trong trường hợp nền răng không khỏe mạnh, bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp phục hình răng khác như cấy ghép implant thay vì làm cầu răng sứ.

Kỹ thuật bọc răng sứ không chuẩn

Quá trình làm cầu răng sứ yêu cầu Bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề giỏi, tỉ mỉ và cẩn thận để đảm bảo mài răng đúng tỉ lệ, không xâm lấn, mão sứ vừa khít với trụ răng, không cộm không vướng và đảm bảo chuẩn khớp cắn.

Nếu những yếu tố trên không được đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng răng ê buốt kéo dài, đau nhức và ảnh hưởng đến răng thật.

++ Giá trồng răng bằng phương pháp implant là bao nhiêu tại Nha khoa Nhân Tâm?

Hai răng thật được mài làm trụ bị đau nhức

Đây là nhược điểm của phương pháp làm cầu răng sứ. Thay vì phục hình chân răng thì cầu răng sứ chỉ phục hình phần thân răng và sử dụng hai răng kế cận làm trụ đỡ. Như vậy, lực nhai vẫn sẽ đè nặng lên hai răng thật. Nếu hai răng thật khỏe mạnh thì chức năng nhai sau khi làm cầu răng sứ sẽ được đảm bảo. Còn nếu hai răng thật yếu đi thì tuổi thọ cầu răng sứ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí tăng nguy cơ mất răng.

Để không gây ảnh hưởng đến răng thật, bệnh nhân nên cân nhắc phương pháp cấy ghép implant. Sau khi cấy ghép implant, bệnh nhân sẽ có chiếc răng giả hoàn chỉnh bao gồm thân răng và chân răng. Vì trụ implant được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm nên đảm bảo vững chắc và cố định. Chân răng implant sẽ hoạt động giống như chân răng thật, đảm nhận chức năng nhai, giảm bớt gánh nặng cho những răng kế cận, đồng thời thúc đẩy sản sinh tế bào mới phát triển xương hàm ổn định, tránh tiêu xương hàm.

Với những lợi ích này, cấy ghép implant sẽ giúp bệnh nhân khắc phục tình trạng đau răng giả, đồng thời đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ hoàn thiện.

++ Có cần thẩm mỹ nướu trong implant?