Cấy ghép implant cho người không răng bẩm sinh

Hội chứng không răng bẩm sinh là tình trạng người bệnh không có răng bẩm sinh ở hàm răng sữa hoặc hàm răng vĩnh viễn. Đây là bệnh cực kỳ hiếm gặp với tỷ lệ 1/100.000 trẻ mới sinh ra và cũng là một trong những dạng nghiêm trọng nhất của hội chứng loạn sản ngoại bì (một tình trạng rối loạn về mặt di truyền).

Tình trạng không răng bẩm sinh ảnh hưởng không ít đến ngoại hình khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp, dần dần xa lánh cộng đồng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe do không có răng ăn nhai, hệ miễn dịch kém.

Do mất răng bẩm sinh, xương ổ răng kém phát triển, đồng thời, niêm mạc nướu ở những bệnh nhân này đặc biệt mỏng là những khó khăn cho việc phục hình răng. Ts.Bs Võ Văn Nhân đã tiến hành song song hai kỹ thuật phức tạp là dời thần kinh để trồng răng hàm dưới và cấy ghép implant xương gò má để trồng răng hàm trên.

Việc kết hợp song hành này là sự thách thức lớn với các chuyên gia. Bác sĩ phải giàu kinh nghiệm, am tường cấu trúc giải phẫu để có thể làm chủ hai kỹ thuật này, dự phòng cũng như kiểm soát biến chứng có thể xảy ra để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn và thành công cho bệnh nhân.

Với sự thành công từ ca phẫu thuật cấy ghép răng cho người thiếu bẩm sinh, Ts.Bs Võ Văn Nhân đã đem lại cơ hội và hy vọng cho bệnh nhân không có răng bẩm sinh được phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, cải thiện chất lượng cuộc sống, tự tin trong giao tiếp và hòa nhập cộng đồng.

Không răng bẩm sinh - Ca bệnh hiếm

Bệnh nhân B.Q.L – Hơn 1 tuổi, có một chiếc răng mọc sâu bên trong ở hàm dưới. Đây là chiếc răng duy nhất mà L. có, đến năm 10 tuổi thì răng này hư và bị nhổ đi.

Cũng thời gian này, “gia đình đưa L. đến một bệnh viện lớn ở TP.HCM để khám. Sau khi xem các phim X-quang, bác sĩ kết luận không có mầm răng. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ dừng lại tại đây và chưa có hướng giải quyết nào” - ông B.Q.H., ba của L., kể.

Nhưng gia đình không dừng lại đó, mà vẫn tiếp tục hành trình tìm cách khắc phục cho con qua nhiều bệnh viện từ Biên Hòa đến TP.HCM. Và từ đó đến trước khi bước vào lần phẫu thuật này, L. đã 4 lần thay hàm răng giả.

Tuy nhiên, hàm giả lúc này chỉ mang tính thẩm mỹ cho người bệnh, chứ không giải quyết được các sinh hoạt cơ bản là... ăn.

Do không có răng nên xương hàm tiêu nghiêm trọng, hàm giả dễ di động, do đó sức ăn nhai kém. Quan trọng hơn hết là ảnh hưởng đến mặt tâm lý của anh L. qua từng thời kỳ phát triển.

Qua nhiều lần khám và theo dõi, Ts.Bs Võ Văn Nhân – Chuyên gia cấy ghép implant hàng đầu Việt Nam, Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm cho biết: “Trường hợp của anh L. rất đặc biệt, xương hàm trên bị tiêu xương trầm trọng sát đáy xoang hàm, xương hàm dưới bị tiêu xương và lộ dây thần kinh. Việc tiên lượng để không làm đứt dây thần kinh cũng như khắc phục các biến chứng có thể xảy ra đã được nghiên cứu rất kỹ khi quyết định áp dụng cùng lúc hai kỹ thuật trong ca mổ”.

Cấy ghép implant cho bệnh nhân không răng bẩm sinh

Ts.Bs Võ Văn Nhân là bác sĩ Việt Nam đầu tiên cấy ghép răng implant thành công cho bệnh nhân không răng bẩm sinh. Với tình trạng của L., Bác sĩ đã chỉ định tiến hành song song hai kỹ thuật phức tạp là dời thần kinh để trồng răng hàm dướicấy ghép implant xương gò má để trồng răng hàm trên.

Việc kết hợp song hành này là sự thách thức lớn với các chuyên gia. Bác sĩ phải giàu kinh nghiệm, am tường cấu trúc giải phẫu để có thể làm chủ hai kỹ thuật này, dự phòng cũng như kiểm soát biến chứng có thể xảy ra để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn và thành công cho bệnh nhân.

Vào tháng 10/2016 và 1/2017, L. được phẫu thuật dời thần kinh để trồng răng hàm dưới và cấy implant xương gò má hàm trên

Để chuẩn bị tốt cho ca phẫu thuật của L., Ts.Bs Võ Văn Nhân dành nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích hình thể xương cũng như các cấu trúc giải phẫu quan trọng như mạch máu, thần kinh, xoang hàm, ổ mắt... nhằm xây dựng kế hoạch phẫu thuật cũng như phục hình chính xác, chặt chẽ.

Sở hữu hàm răng chắc khỏe sau khi cấy ghép implant

Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe Long ổn định, hồi phục tốt. Bên cạnh đó, chàng trai trẻ còn được phẫu thuật ghép nướu sừng hóa để tăng chiều dày của nướu quanh implant, đây là kỹ thuật khó nhưng cần phải thực hiện vì đảm bảo kết quả lâu dài. Sau đó, mới hoàn tất công đoạn thay răng sứ cố định.

L. chia sẻ, sau khi trồng răng hai hàm, cậu đã cảm nhận được vị ngon, ngọt của thức ăn, có cảm giác thích và thèm ăn - điều trước đây không có, khuôn mặt cải thiện. Giờ đây, cậu không còn mặc cảm khi đứng trước đám đông và tự tin theo đuổi đam mê, tình yêu…

Bây giờ, L. hoàn toàn tự tin với hàm răng chắc khỏe của mình. L. phấn khởi, nói: “Từ ngày cấy ghép răng mới, tôi không còn khó khăn trong việc ăn uống. Không chỉ ăn cơm ngon mà bây giờ ăn gì tôi cũng thấy ngon…”

Phòng ngừa và điều trị cho những trường hợp thiếu răng bẩm sinh tương tự

Trong những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tương tự cần theo dõi chặt chẽ để có chiến lược điều trị toàn diện và dài hạn trước và sau khi phục hồi bằng phương pháp implant. Vì việc cấy ghép implant chỉ thực hiện khi bệnh nhân đã trưởng thành (hoàn tất giai đoạn tăng trưởng, thường trên 18 tuổi).

Trước khi cấy ghép implant (giai đoạn trước 18 tuổi):

Cần có 1 kế hoạch để phục hồi răng nhằm đảm bảo thẩm mỹ giúp bệnh nhân giảm mặc cảm tự ti và những ảnh hưởng tâm lý trong giai đoạn đến trường. Đồng thời phải đảm bảo việc duy trì xương ổ răng tối ưu nên giai đoạn điều trị này bao gồm: chỉnh hình sắp xếp các răng ngay ngắn, răng bị thưa hay là các phục hình ở các vị trí răng bị thiếu, nhổ răng tuần tự có chọn lọc để hạn chế sự tiêu xương.

Ngoài ra phải kết hợp với bác sĩ tâm lý để làm điều trị tâm lý cho bệnh nhân vì thường bệnh nhân có khiếm khuyết về ngoại hình dễ dẫn đến rối loạn hành vi. Kết hợp với bác sĩ da liễu để điều trị triệu chứng liên quan về da, móng tay, móng chân, tóc…

Giai đoạn đủ điều kiện cấy ghép răng implant (sau 18 tuổi):

Phải thiết lập kế hoạch phẫu thuật, phục hình tối ưu và kế hoạch chăm sóc, duy trì răng implant để đảm bảo hàm răng thẩm mỹ và chức năng nhai lâu dài.

Đặc biệt trong giai đoạn phẫu thuật, một trong những yếu tố quan trọng nhất là đòi hỏi bác sĩ phải am tường cấu trúc giải phẫu xương, thần kinh, mạch máu của bệnh nhân, nắm vững mục tiêu và trình tự của tiến trình phẫu thuật. Đồng thời, ê-kip phẫu thuật phải làm việc tập trung, phối hợp nhịp nhàng, bên cạnh đó bác sĩ cần phải có kỹ năng tinh tế, giàu kinh nghiệm để đảm bảo phẫu thuật thành công, an toàn cũng như dự phòng, phát hiện sớm và xử lý kịp thời những biến chứng có thể xảy ra.

Với sự thành công từ ca phẫu thuật cấy ghép răng cho người thiếu bẩm sinh, Ts.Bs Võ Văn Nhân đã đem lại cơ hội và hy vọng cho bệnh nhân không có răng bẩm sinh được phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, cải thiện chất lượng cuộc sống, tự tin trong giao tiếp và hòa nhập cộng đồng.