Trồng răng khi bị tiêu xương hàm có nguy hiểm không?

Tiêu xương hàm là bệnh lý nguy hiểm đối với bệnh nhân mất răng lâu năm. Biểu hiện của bệnh lý này là xương hàm bị biến dạng, gây lệch khớp cắn, làm thay đổi cấu trúc gương mặt.

Tiêu xương hàm là bệnh lý nguy hiểm đối với bệnh nhân mất răng lâu năm. Biểu hiện của bệnh lý này là xương hàm bị biến dạng, gây lệch khớp cắn, làm thay đổi cấu trúc gương mặt. Làm thế nào để tránh bị tiêu xương hàm sao khi mất răng? Bệnh nhân bị tiêu xương hàm sẽ gặp khó khăn nào trong quá trình trồng răng giả?

Nếu bệnh nhân cần tìm hiểu về giá cả trồng răng implant, hãy liên hệ trực tiếp đến Nha khoa Nhân Tâm để Bác sĩ kiểm tra răng miệng và báo giá chính xác.

Ảnh hưởng của tiêu xương hàm đối với các phương pháp trồng răng giả

Trồng răng hay phục hình răng là phương pháp nha khoa thay thế răng thật để phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ của răng. Hiện nay có 3 phương pháp phục hình răng phổ biến là:

 

+ Hàm giả tháo lắp: Loại răng giả có thể tháo lắp trong quá trình sử dụng, được áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng như mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Hàm giả tháo lắp chỉ phục hồi chức năng nhai cơ bản, tuổi thọ thấp (khoảng 3 – 5 năm) nên có chi phí thấp.

+ Cầu răng sứ hay trồng răng sứ: Kỹ thuật trồng răng giả sử dụng hình thức bắc cầu. Bác sĩ sẽ mài hai răng kề cận răng đã mất để nâng đỡ răng sứ, hoạt động thay cho chân răng thật đã mất. Phương pháp này có chi phí trung bình, phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ tốt hơn hàm giả tháo lắp nhưng tuổi thọ cũng không cao (khoảng 5 – 7 năm) và không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm.

+ Cấy ghép implant: Kỹ thuật phục hình răng toàn diện với cấu tạo răng hoàn chỉnh như răng thật. Trụ implant sẽ được cấy ghép vào xương hàm để thay thế chân răng. Sau khi implant và xương hàm tích hợp, Bác sĩ sẽ gắn abutment và mão sứ để phục hình thân răng. Răng implant có thẩm mỹ và chức năng nhai toàn diện, tuổi thọ cao (hơn 20 năm, có thể trọn đời nếu chăm sóc đúng cách), tuy nhiên yêu cầu kỹ thuật phức tạp nên cần được thực hiện đúng quy trình trồng răng implant tiêu chuẩn.

Mối quan hệ giữa xương hàm và răng giả

Dù bệnh nhân sử dụng phương pháp phục hình răng nào thì xương hàm cũng là tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng răng giả.

Đối với răng giả tháo lắp, nếu tốc độ tiêu xương hàm càng nhanh thì thời gian sử dụng hàm giả càng ngắn. Khi hàm giả tháo lắp bị lệch so với xương hàm, không thể bám chặt vào nướu răng và lệch khớp cắn thì bệnh nhân cần phải làm lại hàm giả mới để phù hợp với tình trạng xương hàm mới.

Tương tự, tuổi thọ của cầu răng sứ cũng chịu tác động của xương hàm. Khi tình trạng tiêu xương hàm diễn ra, các răng bị xô lệch và làm giảm chất lượng cùi răng. Nếu cùi răng bị lung lay thì mão sứ cũng không giữ được, ảnh hưởng đến thời gian sử dụng răng sứ.

Đặc biệt hơn, trong cấy ghép implant, xương hàm là tiêu chí hàng đầu ảnh hưởng đến thành công của ca cấy ghép. Xương hàm phải đủ khỏe mạnh, đủ diện tích và thể tích xương để giúp trụ implant đứng vững. Tình trạng tiêu xương hàm sẽ kéo dài thời gian cấy ghép implant.

Tuy nhiên, với y học hiện đại, bệnh nhân bị tiêu xương hàm do mất răng lâu năm hoặc mắc bệnh không răng bẩm sinh vẫn có thể trồng răng implant nguyên hàm. Trong trường hợp này, Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương. Độ phức tạp của ca ghép xương sẽ tỉ lệ thuận với mức độ tiêu xương hàm và ảnh hưởng đến thời gian cấy ghép implant.

Làm sao ngăn ngừa tiêu xương hàm?

Sau khi mất răng 3 tháng, quá trình tiêu xương hàm sẽ bắt đầu diễn ra do xương hàm không thể tái tạo tế bào mới vì thiếu lực tác động từ chân răng. Do đó, bệnh nhân cần đến phòng khám Nha khoa Nhân Tâm để cấy ghép implant càng sớm càng tốt. Răng implant sẽ ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, giúp bệnh nhân có hàm răng chắc khỏe, ăn nhai tốt và thẩm mỹ hoàn thiện.

Như vậy, tiêu xương hàm sẽ không gây nguy hiểm đến quá trình phục hình răng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ răng giả, thời gian và chi phí trồng răng.

Để giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến tiêu xương hàm, bệnh nhân hãy liên hệ đến Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn miễn phí.