Nguy cơ đào thải implant xảy ra khi nào? Làm sao khắc phục?

Tình trạng đào thải implant là dấu hiệu cho thấy nguy cơ thất bại của ca cấy ghép. Kỹ thuật cấy ghép implant khá phức tạp nên bệnh nhân hãy đến địa chỉ cấy ghép răng uy tín để đảm bảo cấy ghép implant an toàn và thành công.

Tình trạng đào thải implant là dấu hiệu cho thấy nguy cơ thất bại của ca cấy ghép. Mặc dù là phương pháp phục hình răng tối ưu, giúp phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ toàn diện cho răng nhưng cấy ghép implant cũng là kỹ thuật khá phức tạp. Do đó, để đảm bảo cấy ghép implant an toàn và thành công, bệnh nhân hãy đến địa chỉ cấy ghép răng uy tín.

Nha khoa Nhân Tâm tự hào là địa chỉ cấy ghép răng implant ở quận 10 chất lượng, đã thực thành công hơn 20.000 ca cấy ghép implant, trong đó có những trường hợp phức tạp như tiêu xương hàm nghiêm trọng, mất răng lâu năm, thiếu răng bẩm sinh…

Nguyên nhân khiến răng implant bị đào thải

Tình trạng đào thải răng implant sẽ xảy ra trong khoảng 3 đến 4 tháng đầu sau khi cấy ghép implant. Nguyên nhân chính là do implant và xương không thể tích hợp, không thể tạo ra sự gắn kết xương và mô sợi trên bề mặt implant. Để kiểm tra tình trạng tích hợp implant, Bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xem xét hình ảnh 3 chiều quanh trụ implant.

 

Vì sao implant không thể tích hợp vào xương hàm?

Sau đây là một số tác nhân gây ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép implant:

Do nghiện hút thuốc lá

Các chất trong thuốc lá như nicotine, carbon monoxide, hydrogen cyanide… sẽ gây cản trở lớn đến quá trình làm thương. Máu không thể lưu thông đến vị trí cấy ghép implant sẽ khiến cho vết thương lâu lành, gây nhiễm trùng và không thể tạo điều kiện tích hợp xương tốt nhất.

Đồng thời, quá trình tiêu xương ổ răng sẽ diễn ra nhanh hơn ở bệnh nhân hút thuốc lá thường xuyên. Do đó, để giảm nguy cơ đào thải implant, Bác sĩ chỉ định bệnh nhân ngừng hút thuốc lá ít nhất 4-6 tuần trước và sau khi cấy ghép implant.

Do mật độ xương không đủ điều kiện

Mật độ xương ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của ca cấy ghép implant. Mật độ xương phù hợp sẽ giúp ổn định trụ implant, kéo dài tuổi thọ răng implant. Mật độ xương sẽ được phân chia từ bậc D1 đến D4. Trong đó, xương loại D2, D3 có khả năng tích hợp xương với implant tốt nhất, còn D1 và D4 sẽ tăng nguy cơ đào thải implant cao hơn.

Mặc dù không thể khiến cho mật độ xương thay đổi nhưng Bác sĩ có kỹ năng và kiến thức chuyên sâu về implant sẽ vận dụng linh hoạt các phương pháp điều trị để khắc phục và tránh nguy cơ đào thải.

++ Trồng răng implant bao nhiêu tiền?

Do nhiễm khuẩn sau cấy ghép implant

Yếu tố vô khuẩn là yêu cầu quan trọng trong quá trình lành thương sau khi cấy ghép implant. Do đó, Bác sĩ sẽ hướng dẫn và chỉ định cụ thể việc nào không nên làm và việc nào nên làm để chăm sóc răng implant tốt nhất. Bệnh nhân hãy tuân thủ theo chỉ định để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng đào thải implant sau khi cấy ghép là trụ implant bị lung lay, không ổn định, bị lồi lên và lộ thân implant hoặc sưng đau, viêm nhiễm ở vị trí cấy ghép. Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào, bệnh nhân cần đến phòng khám để Bác sĩ kịp thời kiểm tra và điều trị.

Để tránh nguy cơ bị đào thải implant, bệnh nhân nên:

+ Điều trị tại phòng khám nha khoa uy tín, có đội ngũ Bác sĩ giỏi, chuyên sâu về implant và có hệ thống máy móc công nghệ hiện đại hỗ trợ.

+ Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của Bác sĩ trong quá trình chăm sóc răng miệng sau khi cấy ghép implant.

+ Chọn trụ implant chất lượng, an toàn từ những hãng nổi tiếng.

Nha khoa Nhân Tâm là một trong những địa chỉ cấy ghép implant đáng tin cậy, cung cấp dịch vụ 5 sao chất lượng cùng trải nghiệm khác biệt. Hãy liên hệ đến phòng khám để được Bác sĩ thăm khám và tư vấn chi tiết hơn về phương pháp này.

++ Ở đâu làm răng implant cho người già?