Có trồng răng implant cho bệnh nhân bị tiểu đường được không?

Tuổi cao và bệnh tiểu đường là nỗi lo chung của nhiều bệnh nhân cao niên khi quyết định cấy ghép implant. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến cấy ghép implant? Bệnh nhân bị tiểu đường có cấy ghép implant được không? Trồng răng implant ở đâu tốt TPHCM?

Implant nha khoa là phương pháp phục hình răng tối ưu cho trường hợp mất răng lâu năm hoặc mất răng toàn hàm, giúp bệnh nhân khôi phục lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, kể cả khi đã hơn 70 tuổi. Tuy nhiên, tuổi cao và bệnh tiểu đường là nỗi lo chung của nhiều bệnh nhân cao niên khi quyết định cấy ghép implant. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến cấy ghép implant? Bệnh nhân bị tiểu đường có cấy ghép implant được không? Trồng răng implant ở đâu tốt TPHCM?

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với quá trình trồng răng implant

Mặc dù trồng răng implant không phải là ca phẫu thuật lớn nhưng vẫn thuộc dạng điều trị phẫu thuật có xâm lấn và tạo nên vết thương. Trong khi đó, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có khả năng lành thương và tích hợp xương thấp hơn. Chính vì thế, bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý thuộc nhóm chống chỉ định tương đối trong điều trị implant nha khoa.

 

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến khả năng lành thương và tích hợp xương kém ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm:

Thứ nhất là do đường huyết tăng trong máu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời, không có đủ tế bào bạch cầu để nuôi dưỡng vết thương, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Thứ hai, oxi và chất dinh dưỡng không thể đến cung cấp năng lượng cho tế bào, làm cho vết thương lâu lành hơn.

Do đó, vấn đề lành thương là thách thức lớn đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong tất cả các trường hợp cần phẫu thuật, không chỉ riêng cấy ghép implant.

Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là tất cả các bệnh nhân tiểu đường đều không thể cấy ghép implant. Dựa theo thang đánh giá 6 bậc về tình trạng sức khỏe toàn toàn thân của Hiệp hội gây mê và hồi sức Hoa Kỳ (ASA - American Society of Anesthesiologists), nếu bệnh tiểu đường được điều trị ổn định và bệnh nhân có tình trạng sức khỏe tốt ở bậc P2 thì bệnh nhân vẫn có cơ hội cấy ghép implant.

Thế nhưng, để đảm bảo an toàn và tăng cơ hội thành công cho ca implant, bệnh nhân cần đến địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín để trồng răng implant.

++ Bệnh tiểu đường nên trồng răng sứ hay implant?

Trồng răng implant an toàn, không đau tại Nha khoa Nhân Tâm

Trồng răng implant là thế mạnh của Nha khoa Nhân Tâm với hơn 20.000 ca cấy ghép implant thành công, trong đó có những trường hợp phức tạp như làm răng implant cho người già, mất răng lâu năm, mất răng toàn hàm, bị tiêu xương nghiêm trọng hoặc không răng bẩm sinh… Với đội ngũ Bác sĩ giỏi, chuyên khoa implant cùng công nghệ tiên tiến, chúng tôi sẽ giúp bệnh nhân cấy ghép implant an toàn với tỷ lệ thành công 100%.

Trước khi trồng răng implant, Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân, xác định các bệnh lý về răng miệng và bệnh lý toàn thân, chụp x-quang để đánh giá xương hàm và tình trạng mất răng. Đồng thời, Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường của bệnh nhân.

Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mức khuyến cáo an toàn đối với đa số các bệnh nhân tiểu đường là:

Đường huyết lúc đói: 90-130 mg/dl (5.0mmol/l – 7.2mmol/l)

Đường huyết sau ăn 2 giờ: dưới 180 mg/dl (10 mmol/l)

Đường huyết trước khi ngủ: 110 mg/dl (6.0mmol/l – 8.3mmol/l)

Ngoài ra, nếu cần thiết, Bác sĩ nha khoa sẽ phối hợp với Bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường để kiểm soát bệnh ổn định trước khi trồng răng implant.

Có nhiều vấn đề cần quan tâm đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trong quá trình trước, trong và sau khi cấy ghép implant. Do đó, bệnh nhân cần tìm đến Bác sĩ cấy ghép implant giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để được hướng dẫn cụ thể.

Liên hệ đến Nha khoa Nhân Tâm để chúng tôi giúp bạn trồng răng implant an toàn, không đau với công nghệ hiện đại, tiên tiến và đội ngũ Bác sĩ giỏi.

++ Có trồng răng implant có niềng răng được không?