Khi nào cần nâng xoang khi trồng răng implant?

Nâng xoang là kỹ thuật hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mất răng lâu năm cần cấy ghép implant. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương hàm của bệnh nhân trước khi chỉ định nâng xoang. Nếu xương hàm bị tiêu biến, giảm chất lượng và không đủ điều kiện cấy ghép implant thì sẽ thực hiện ghép xương hoặc nâng xoang.

Nâng xoang là kỹ thuật hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mất răng lâu năm cần cấy ghép implant. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương hàm của bệnh nhân trước khi chỉ định nâng xoang. Nếu xương hàm bị tiêu biến, giảm chất lượng và không đủ điều kiện cấy ghép implant thì sẽ thực hiện ghép xương hoặc nâng xoang. Tùy theo từng mức độ, Bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp. Nâng xoang là gì? Cần thiết khi nào và những kỹ năng phổ biến nào? Mời bạn cùng Nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu những thông tin sau đây.

++ Ở đâu trồng răng implant trả góp?

Nâng xoang là gì?

Bệnh nhân mất răng lâu năm sẽ gặp phải tình trạng tiêu xương hàm nghiêm trọng, mức độ nghiêm trọng sẽ tăng theo số năm mất răng. Trong khi đó, xương hàm là yếu tố quyết định cho sự thành công của ca cấy ghép implant. Do đó, bệnh nhân cần phẫu thuật nâng xoang hoặc cấy ghép xương hàm trước khi cấy ghép implant trong trường hợp này.

Nâng xoang là thủ thuật tăng thể tích xương hàm ở vị trí mất răng phía sau hàm, đặc biệt là vị trí mất răng số 6,7 để xương hàm đảm bảo 03 tiêu chí chiều cao, mật độ và thể tích, đủ điều kiện cấy ghép implant. Thông thường sẽ có một xoang hàm nằm ở bên phải và bên trái trong xương hàm trên. Tuy nhiên, xoang hàm của bệnh nhân mất răng lâu năm thấp hơn so với trạng thái bình thường do bị tiêu xương hàm, không đủ điều kiện để cấy ghép implant. Lúc này, Bác sĩ sẽ chỉ định nâng xoang hàm.

 

Nâng xoang hàm được chỉ định trong trường hợp nào?

Khối lượng xương hàm trên không đủ điều kiện cấy ghép implant nhưng vẫn chưa bị tiêu quá nhiều.

Bệnh nhân bị mất răng lâu năm, tiêu xương hàm nghiêm trọng, mật độ xương hàm mỏng làm xương xoang bị tụt quá sâu.

Bệnh nhân bị mất răng hàm trên lâu năm khiến cho xoang hàm tạo áp lực lên xương hàm trên khiến xương hàm trên bị tiêu biến và không đủ điều kiện trồng răng implant.

Các kỹ thuật nâng xoang

Nâng xoang hở là nâng xoang bằng cửa sổ bên bằng cách rạch một vách ngăn ở khu vực nướu bên cạnh răng đã bị mất để bổ sung xương hàm.

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp thiếu xương nhiều, chiều cao xương còn lại chưa đến 3mm, đáy xoang gồ ghề, xơ dính, có vách ngăn hoặc dịch trong xoang, viêm xoang...

Nâng xoang kín là nâng xoang từ bên trong, thông qua lỗ cấy implant, không can thiệp phẫu thuật nhiều. Lúc này, Bác sĩ sẽ rạch một đường từ nướu tới vùng xoang hàm cần nâng, sau đó tạo một lỗ nhỏ trên xương để nâng màng xoang lên. Cuối cùng là đưa xương hàm cấy ghép vào để lấp đầy khoảng trống giữa xương hàm và màng xoang mới nâng.

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp chiều cao xương còn lại từ 4 – 8 mm, đáy xoang hàm đủ điều kiện để nâng xoang kín.

Chỉ định nâng xoang hở hoặc nâng xoang kín sẽ tùy thuộc vào tình trạng xương hàm của bệnh nhân.

++ Trồng răng implant có niềng răng được không?

Một số trường hợp chống chỉ định nâng xoang

+ Bệnh nhân bị viêm xoang mãn tính hoặc các bệnh lý khác liên quan đến xoang chưa được điều trị ổn định. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải điều trị trước khi tiến hành nâng xoang.

+ Bệnh nhân bị bệnh máu không đông

+ Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, hô hấp, tiểu đường

+ Bệnh nhân có trạng thái tinh thần không ổn định, không tỉnh táo

+ Bệnh nhân uống rượu bia, chất kích thích trước khi cấy ghép Implant

Để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và có phương pháp cấy ghép implant phù hợp, bệnh nhân hãy đến phòng khám Nha khoa Nhân Tâm để chúng tôi tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Nha khoa Nhân Tâm tự hào là địa chỉ cấy ghép răng implant ở quận 10 uy tín, đã thực hiện thành công hơn 20.000 ca cấy ghép implant trong hơn 23 năm qua.