Trong trường hợp bệnh nhân không đủ mật độ xương hàm để trồng răng implant thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp ghép xương trước khi trồng răng. Kỹ thuật này nhằm gia tăng mật độ xương trên hàm vào vị trí bị tiêu xương. Sau khi đủ thể tích xương, bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng bằng phương pháp implant cho bệnh nhân. Vậy ghép xương có đau không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bệnh nhân không? Cấy ghép răng implant ở đâu tốt?
Vì sao cần ghép xương? Ghép xương có an toàn cho sức khỏe bệnh nhân không?
Trong một vài trường hợp nhất định, kỹ thuật ghép xương là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo tính ổn định của cấu trúc xương hàm và gia tăng tỉ lệ thành công của ca trồng răng implant. Kỹ thuật này sẽ được thực hiện cùng lúc với kỹ thuật đặt trụ Implant. Sau khi ghép xương, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình lành vết thương và độ ổn định của xương hàm.
Tác dụng của kỹ thuật ghép xương răng
Chất lượng xương hàm là yếu tố quan trọng quyết định thành công của ca implant. Do đó, để xác định bạn có cấy ghép implant được không, có cần phải ghép xương hay không là do chất lượng xương hàm của bạn quyết định.
Nếu xương hàm đủ mật độ, thể tích, diện tích giúp cho trụ răng đứng vững sau khi cấy ghép thì các bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép răng. Trong trường hợp mật độ xương mỏng, Bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương. Sau khi ghép xương, xương hàm sẽ có kích thước chuẩn, mật độ ổn định, không quá xốp hay quá giòn. Chiều rộng xương hàm phù hợp để giữ trụ Implant, trụ Implant có thể tích hợp tốt với xương hàm và không bị đào thải.
Như vậy, ghép xương là kỹ thuật nha khoa an toàn, hỗ trợ bệnh nhân tái tạo cấu trúc xương hàm, ngăn ngừa tiêu xương và chuẩn bị tốt cho ca cấy ghép răng thành công.
Kỹ thuật ghép xương sẽ được chỉ định trong những tình huống như sau:
+ Bệnh nhân có mật độ xương hàm mỏng và yếu, xương ổ răng bị tiêu do mất răng lâu năm, không đủ số lượng, mật độ, thể tích… Không thể đảm bảo độ vững chắc cho trụ implant sau khi cấy ghép.
+ Bệnh nhân đã mang hàm giả tháo lắp lâu năm, xương hàm bị tiêu hoặc thiếu hụt.
+ Bệnh nhân bị chấn thương hoặc có di chứng xương hàm do phẫu thuật răng hàm mặt trước đó làm cho thể tích và cấu trúc xương hàm bị biến đổi.
+ Bệnh nhân có xương hàm mỏng và yếu bẩm sinh cần tăng mật độ xương khi cấy ghép implant.
+ Bệnh nhân có chất lượng xương răng yếu do ảnh hưởng của bệnh viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy…
++ Trồng răng implant có niềng răng được không?
Cấy ghép răng implant bằng công nghệ định vị tại Nha khoa Nhân Tâm
Nha khoa Nhân Tâm luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào điều trị cấy ghép răng implant nhằm đảm bảo rút ngắn thời gian điều trị, tăng tỉ lệ thành công và khắc phục những điểm yếu của phương pháp điều trị truyền thống.
Nha khoa Nhân Tâm là phòng khám nha khoa đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á ứng dụng công nghệ định vị vào cấy ghép răng Implant. Đội ngũ bác sĩ của chúng tôi đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật cấy ghép bằng công nghệ mới này, hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng nhai và thẩm mỹ.
Công nghệ định vị sẽ giúp cho bác sĩ nhìn rõ hướng đi của mũi khoan, đồng thời báo động bằng âm thanh và hình ảnh hiển thị trên màn hình. Nếu hướng mũi khoan, lệch vị trí, hệ thống báo động sẽ phát tín hiệu để bác sĩ điều chỉnh kịp thời. Đều này sẽ tăng độ chính xác và đảm bảo an toàn khi cấy trụ răng, tránh được những biến chứng như va chạm vào thần kinh, mạch máu, xoang hàm…
Sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ tiên tiến và tay nghề kỹ thuật cao của bác sĩ sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả như ý khi trồng răng implant.