Răng bị sâu chỉ còn chân răng thì phải làm sao?

Trong trường hợp này, bệnh nhân cần chữa trị như thế nào? Có cần nhổ chân răng để trồng răng implant không? Làm răng implant mất bao nhiêu tiền?

Sâu răng là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, là quá trình vi khuẩn từ mảng bám thức ăn hoặc vôi răng hình thành nên những vệt đen hoặc xám. Nếu không kịp thời can thiệp, sâu răng sẽ tiếp tục lan rộng, di chuyển và ăn sâu vào cấu trúc xương bên trong, gây cảm giác đau nhức và ê buốt. Thậm chí, có bệnh nhân khi đến phòng khám kiểm tra răng miệng thì răng đã bị sâu, chỉ còn chân răng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần chữa trị như thế nào? Có cần nhổ chân răng để trồng răng implant không? Làm răng implant mất bao nhiêu tiền?

Cách điều trị sâu răng chỉ còn chân răng

Các vi khuẩn trong mảng bám hoặc cao răng sẽ phá hủy các mô cứng của răng, thậm chí là toàn bộ cấu trúc răng nếu không chữa trị kịp thời. Sâu răng còn gây ra bệnh lý hôi miệng, áp xe chân răng, tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đường hô hấp, tiểu đường… 

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần nhổ răng sâu, kể cả răng sâu chỉ còn chân răng. Do đó, bệnh nhân hãy đến phòng khám Nha khoa Nhân Tâm để Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng sâu, sau đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất. Bảo tồn răng thật là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong nha khoa. Thông thường sẽ có hai trường hợp như sau:

Chân răng vẫn còn tốt

Nếu chân răng còn tốt, Bác sĩ sẽ vệ sinh răng, loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng, điều trị tủy để làm sạch vùng nhiễm trùng. Sau đó, Bác sĩ sẽ trám bít ống tủy để ngăn sâu răng tái phát hoặc lây lan. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được bọc răng sứ để khôi phục lại hình dáng răng.

Nếu tỷ lệ phần răng bị sâu nhỏ, bệnh nhân có thể trám răng để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, tuổi thọ miếng trám không cao, dễ bị vỡ nếu có tác động lực mạnh. Do đó, bệnh nhân hãy cân nhắc phương pháp bọc răng sứ để giữ cho hiệu quả điều trị lâu dài.

Chân răng ngắn, không thể bảo tồn

Nếu chân răng bị sâu yếu, viêm tủy nặng không thể giữ lại thì Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng, làm ảnh hưởng đến những răng xung quanh.

Nếu phần thân răng ngắn, phần mô răng chỉ còn lại chưa đến 1/3 răng và đang gần sát nướu thì rất khó phục hồi. Trường hợp này, bệnh nhân nên nhổ răng và trồng lại răng implant để phục hình răng đã mất.

++ Có nên thẩm mỹ nướu trong implant?

Vì sao nên trồng răng implant sau khi nhổ chân răng?

Trồng răng implant là giải pháp tối ưu nhất để phục hình răng đã mất. Sau khi nhổ bỏ chân răng do sâu răng, bệnh nhân cần phục hình răng để đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ. Mặc dù có nhiều phương pháp phục hình răng nhưng implant nha khoa là phương pháp mang lại hiệu quả lâu dài và ổn định nhất.

Sau khi trồng răng bằng biện pháp implant, bệnh nhân sẽ có:

+ Răng đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cao, mão sứ, được thiết kế bằng công nghệ hiện đại, màu sắc và độ bóng như răng thật.

+ Răng khỏe, đảm bảo chức năng nhai hoàn thiện, trụ implant vững chắc như răng thật. Trụ implant sẽ thay thế chân răng, giữ cho răng ổn định, bền chắc lâu dài, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu do mất răng lâu ngày. Điều này sẽ khắc phục được nhược điểm của các phương pháp phục hình răng khác.

+ Không cần mài răng kế cận, bảo tồn răng thật tối đa. Nếu bệnh nhân dùng phương pháp cầu răng sứ, bệnh nhân cần phải mài hai răng kề cận răng đã mất để thực hiện chức năng nâng đỡ cho cầu răng. Việc mài răng sẽ làm chân răng yếu hơn.

Với những ưu điểm nổi bật, trồng răng implant được rất nhiều bệnh nhân mất một răng, mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm chọn lựa. Hãy đến phòng khám nha khoa uy tín để được Bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp phù hợp.

Với đội ngũ Bác sĩ giỏi, công nghệ hỗ trợ tiên tiến, Nha khoa Nhân Tâm đã thực hiện thành công cho hơn 20.000 ca cấy ghép implant trong hơn 23 năm hoạt động. Chúng tôi sẽ mang đến cho bệnh nhân dịch vụ chất lượng Quốc tế ngay tại Việt Nam với nhiều chính sách hấp dẫn. 

++ Làm răng implant cho người không răng bẩm sinh