Mất răng tuổi trung niên có nguy hiểm không?

Ở độ tuổi trung niên, bệnh nhân cũng có thể mất răng sớm vì nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc các bệnh về răng miệng, thói quen vệ sinh răng miệng kém, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương… Mất răng có nguy hiểm không? Phải làm thế nào để khắc phục tình trạng mất răng ở tuổi trung niên?

Mất răng gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng, chức năng nhai và thẩm mỹ, đồng thời, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân như bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch... Lão hóa không phải là nguyên nhân duy nhất gây mất răng. Ở độ tuổi trung niên, bệnh nhân cũng có thể mất răng sớm vì nhiều nguyên nhân khác nhau như mắc các bệnh về răng miệng, thói quen vệ sinh răng miệng kém, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương… Mất răng có nguy hiểm không? Phải làm thế nào để khắc phục tình trạng mất răng ở tuổi trung niên? Dịch vụ cấy ghép răng implant ở đâu tốt?

Bệnh lý nguy hiểm gây mất răng ở tuổi trung niên

Sâu răng và viêm tủy răng

Sâu răng hình thành do vệ sinh răng miệng kém để vụn thức ăn còn tồn đọng trên răng, xảy ra quá trình lên men và sản sinh vi khuẩn gây hại răng miệng. Nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị sâu răng kịp thời, thì men răng và ngà răng sẽ bị phá hủy, “mở đường” để vi khuẩn xâm nhập sâu vào buồng tủy và cuống tủy, gây viêm tủy.

Tủy là nơi chứa các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng khỏe mạnh. Do đó, viêm tủy răng không chỉ gây đau nhức mà còn làm tăng nguy cơ mất răng.

 

Sưng nướu răng

Sưng nướu răng là biểu hiện của bệnh viêm nướu, nhiễm trùng nướu hoặc viêm nha chu. Phần lớn nguyên nhân gây sưng nướu là do vi khuẩn tích tụ trong mảng bám ở chân răng, gây kích ứng nướu răng.

Nếu các bệnh về nướu răng không được điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng tụt nướu, làm lộ phần chân răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra, khi răng thiếu đi lớp nướu bảo vệ và nâng đỡ vững chắc, răng sẽ dễ bị lung lay và tăng nguy cơ mất răng.

Mẻ, gãy răng

Có nhiều nguyên nhân gây mẻ, gãy răng như chấn thương, va chạm mạnh, cắn hoặc nghiến vật cứng, dai, men răng bị mài mòn hoặc lão hóa… Tình trạng răng sứt mẻ còn tạo điều kiện để vi khuẩn dễ tấn công vào ngà răng, gây ra các bệnh về răng miệng như viêm chân răng, sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng… thậm chí là áp xe cuống răng, mất răng.

++ Chi phí trồng răng implant là bao nhiêu?

Mất răng nguy hiểm như thế nào?

Mất răng sẽ làm giảm chức năng ăn nhai của bệnh nhân. Thức ăn không được nghiền nhỏ đi vào dạ dày sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động nhiều hơn, lâu dần sẽ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng tiêu xương hàm ở vị trí mất răng sẽ xảy ra sau 3 tháng mất răng. Vị trí mất răng bị tiêu hõm làm thay đổi cấu trúc hàm, khiến các răng lân cận có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống mất răng, gây sai lệch khớp cắn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn khớp cắn và khớp thái dương hàm.

Hơn nữa, cấu trúc xương hàm thay đổi sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt, gây hóp má, chảy xệ da, làm giảm đi nét trẻ trung trên gương mặt.

Nếu bệnh nhân không may mất răng sớm ở độ tuổi trung niên thì nên đến Nha khoa Nhân Tâm để phục hình răng càng sớm càng tốt. Hiện nay, phương pháp phục hình răng tối ưu nhất là cấy ghép implant, đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ hoàn thiện.

Nhờ khả năng phục hình chân răng, răng implant sẽ ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, giúp bệnh nhân giữ lại nét trẻ trung trên gương mặt, tránh ảnh hưởng đến răng lân lận và bảo tồn răng thật tối ưu.

Răng implant sẽ được cấy trực tiếp vào xương hàm. Sau khi xương hàm và implant tích hợp, bệnh nhân sẽ có chiếc răng giả chắc khỏe, ăn nhai thoải mái như răng thật và bền bỉ từ 20 – 30 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt.

Cấy ghép implant là kỹ thuật phức tạp, do đó, bệnh nhân hãy đến phòng khám Nha khoa Nhân Tâm để Bác sĩ kiểm tra và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Với hơn 20.000 ca cấy ghép thành công trong hơn 23 năm qua, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cho bệnh nhân.

++ Ở đâu trồng răng implant cho người già?