Bí quyết giúp người già có hàm răng chắc khỏe

Mặc dù không thể có hàm răng khỏe như khi còn trẻ, bệnh nhân cao niên vẫn có thể có hàm răng khỏe, ăn nhai tốt để tận hưởng cuộc sống khi về già. Bí quyết nào giúp người già có hàm răng khỏe mạnh?

Tuổi tác ngày một lớn dần sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe ở tuổi trung niên và cao niên. Lão hóa và những bệnh toàn thân sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Mặc dù không thể có hàm răng khỏe như khi còn trẻ, bệnh nhân cao niên vẫn có thể có hàm răng khỏe, ăn nhai tốt để tận hưởng cuộc sống khi về già. Bí quyết nào giúp người già có hàm răng khỏe mạnh? Hãy cùng Nha khoa Nhân Tâm “bật mí” ngay sau đây.

++ Giá cả trồng răng implant là bao nhiêu?

Cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho người già

Mặc dù tuổi tác càng tăng, răng mất càng nhiều là vấn đề tất yếu nhưng với cách chăm sóc răng miệng đúng cách, bệnh nhân có thể giữ lại hàm răng chắc khỏe lâu hơn. Vấn đề chăm sóc răng miệng phải thực hiện liên tục ngay từ khi mọc răng cho đến khi về già, từ lúc răng khỏe mạnh đến khi răng có bệnh lý.

Bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

 

Dù chỉ còn lại một cái răng thì bệnh nhân vẫn cần phải chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo tồn răng thật tối đa. Bệnh nhân vẫn nên giữ thói quen chải răng 2 ngày/lần với bàn chải lông mềm, nghiêng bàn chải 45 độ và chải theo chiều dọc. Cần thay bàn chải sau khi đã sử dụng từ 6 – 8 tuần.

Nếu bệnh nhân có sử dụng răng giả tháo lắp thì nên tháo răng giả ra trước khi chải răng và chải sạch răng giả trước khi sử dụng lại.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chải răng nhẹ nhàng, đặc biệt là trong trường hợp mất nhiều răng để tránh làm tổn thương đến nướu. Đồng thời, sử dụng thêm nước súc miệng để làm sạch khoang miệng và đến phòng khám kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Bệnh nhân cao niên nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, vitamin, muối khoáng… để cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, bệnh nhân nên hạn chế ăn đồ ngọt hoặc đánh răng ngay sau khi ăn đồ ngọt để bảo vệ răng tốt hơn.

Bệnh nhân nên ăn nhiều trái cây vừa có tác dụng bổ sung Vitamin cho cơ thể, vừa giúp làm sạch răng. Tuy nhiên, chỉ nên ăn vào 1 tiếng đồng hồ trước khi ăn bữa chính để bảo vệ hệ miễn dịch cho cơ thể.

Phục hình răng ngay khi mất răng

Có 3 phương pháp phục hình răng phổ biến hiện nay là làm răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và implant nha khoa. Trong đó, răng giả tháo lắp và cầu răng sứ sẽ phục hình phần thân răng, chi phí phải chăng, thời gian thực hiện nhanh và tuổi thọ từ 5 – 7 năm, chức năng nhai tương đối. Còn implant nha khoa phục hình răng hoàn thiện từ thân răng đến chân răng, là răng giả cố định, có tuổi thọ hơn 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn, thời gian điều trị dài và chi phí cao hơn hai phương pháp còn lại.

Để có hàm răng chắc khỏe ở tuổi già, bệnh nhân nên chọn phương pháp trồng răng implant cho người già để phục hồi chức năng nhai hoàn thiện. Răng implant được cấy trực tiếp vào xương hàm, sau khi implant và xương hàm tích hợp, trụ implant sẽ hoạt động thay thế chân răng, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới và phát triển xương hàm. Với cơ cấu hoạt động này, răng implant đảm bảo vững chắc và giúp bệnh nhân ăn nhai tốt hơn.

Ngoài ra, vì là răng cố định nên bệnh nhân cũng có thể chăm sóc răng implant như răng thật. Răng sẽ không bị rơi ra, lỏng lẻo hay cộm vướng như hai phương pháp phục hình răng còn lại.

Để cấy ghép implant an toàn, bệnh nhân hãy đến phòng khám Nha khoa Nhân Tâm, Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng, tư vấn giải pháp và phục hình răng tốt nhất cho bệnh nhân.

++ Có làm răng implant cho người không răng bẩm sinh được không?